Bệnh lậu là một trong số những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong xã hội. Vậy các biểu hiện của bệnh lậu như thế nào? Hậu quả và cách điều trị phòng ngừa ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để nhận biết căn bệnh này.
Table of Contents
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu là một dạng nhiễm khuẩn sinh dục qua tiết niệu, hậu môn, cổ họng. Đây là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm. Nó lây truyền qua đường tình dục (STD) vối tốc độ lan nhanh chóng ở cả nam giới và nữ giới đang ở độ tuổi trưởng thành, nhu cầu sinh sản cao. Những biểu hiện bệnh lậu cũng khó để nhận biết.
Tác nhân gây ra bệnh có tên là Neisseria gonorrhoeae. Đây là một song cầu Gram (-) có hình thù như hạt đậu, kích thước khoảng 0,8-1mm. Vi khuẩn này không di động thường xuất hiện trong bạch cầu đa nhân trung tính. Đồng thời thường không sống được ở môi trường khô, nhiệt độ thay đổi và bị tiêu diệt bởi các loại thuốc sát trùng thông thường.
Các biểu hiện của bệnh lậu
Cùng một tác nhân gây bệnh nhưng biểu hiện bệnh lậu ở hai giới lại khác nhau. Triệu chứng của bệnh ở nữ giới khó phát hiện hơn so với nam giới.
- Đối với nam giới: Thời gian ủ bệnh trong vòng từ 3-5 ngày. Các biểu hiện thường gặp là: xuất hiện mủ bên trong niệu đạo, số lượng nhiều, màu sắc bất thường (vàng, xanh), tiểu buốt. Thậm chí có thể viêm toàn bộ niệu đạo, đái dắt, tiểu tiện khó kèm theo sốt, mệt mỏi. Các biến chứng có thể xảy ra là viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh, ống dẫn tinh và vô sinh.
- Đối với nữ giới: Bệnh lậu thường khó phát hiện hơn nam giới bởi các triệu chứng không rõ ràng hoặc không có biểu hiện. Vì vậy tiềm ẩn nguy cơ lây lan cho người khác do không biết mình mang bệnh. Các dấu hiệu nhận biết: tiểu buốt, chảy mủ từ niệu đạo số lượng nhiều, màu sắc bất thường và có mùi hôi. Cổ tử cung đỏ, phù nề, đau rát khi quan hệ tình dục. Các biến chứng xảy ra: Viêm tuyến Skene, Bartholin,… và có thể vô sinh.
Nguyên nhân mắc phải bệnh lậu
Bệnh lậu chỉ có vật chủ là con người. Hình thức lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Sau đây là các nguyên nhân mắc phải bệnh lậu giúp bạn có thêm kiến thức để phòng tránh.
- Các nguồn lây nhiễm: Lậu cầu ngụ trú trong cơ quan sinh dục – niệu đạo của người và lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. Ở cả nam và nữ giới, lậu cầu đều có thể ngụ trú ở cổ họng và trực tràng. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh lậu ở nữ giới rõ ràng hơn so với nam giới. Khả năng lây bệnh trong thời gian ủ bệnh(1-14 ngày) cũng rất cao. Các triệu chứng không rõ ràng nên tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm do người bệnh không biết mình mang bệnh.
- Phương thức lây truyền: Hầu hết các ca nhiễm là qua quan hệ tình dục, lây truyền qua âm đạo, hậu môn hoặc cổ họng. Ngoài ra, người mẹ mắc bệnh lậu có thể lây truyền cho con khi sinh đẻ. Từ đó khiến trẻ sơ sinh ra đời bị lậu ở mắt.
Các hậu quả của bệnh lậu khi không chữa trị kịp thời
Bệnh lậu hay bệnh lậu giang mai, HIV/AIDS là những căn bệnh xã hội phức tạp cần được chữa trị kịp thời. Do các biểu hiện của bệnh lậu không rõ ràng nên bệnh nhân thường không biết mình bị nhiễm để điều trị, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các căn bệnh sau:
- Vô sinh, tăng nguy cơ hiếm muộn, chửa ngoài tử cung.
- Viêm tiểu khung ở nữ giới cũng là một trong những biến chứng của bệnh lậu khi xuất hiện túi mủ ở ổ bụng, đau đớn kéo dài.
- Lậu khuẩn có thể lan ra máu và khớp người bệnh, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Người đang mắc bệnh lậu sẽ có nguy cơ nhiễm các bệnh truyền nhiễm như HIV cao hơn người bình thường.
- Người mẹ mang thai có thể lây bệnh cho con trong khi sinh đẻ khiến trẻ sơ sinh bị mù, nhiễm khuẩn máu , đe dọa đến tính mạng.
Các biện pháp phòng tránh và chữa trị
- Để phòng tránh: Tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe tình dục, cung như cung cấp kiến thức về các loại bệnh lậu giang mai, HIV/AIDS và cách quan hệ tình dục an toàn đến nhiều người từ khi còn trên ghế nhà trường.
- Người nhiễm bệnh không nên tự ý mang thai và sinh con. Trẻ sơ sinh khi sinh ra có nguy cơ cao bị biến chứng , hậu quả rất khó lường.
- Biện pháp phát hiện: Do các biểu hiện của bệnh lậu không rõ ràng, nên việc phát hiện và điều trị rất khó. Vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh lậu cần đến khám và điều trị kịp thời cũng như có biện pháp tránh lây truyền cho người khác. Các đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm nên đến khám định kỳ để phát hiện để điều trị.
- Điều trị bệnh: Khi bệnh nhân đã mắc bệnh lậu cần tuân thủ quy tắc điều trị của bác sĩ. Kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh và các biện pháp mà bác sĩ đưa ra. Tái khám thường xuyên để chắc chắn không bị tái nhiễm.
- Trong quá trình điều trị bệnh nhân nên điều trị cho cả bạn tình của mình, không quan hệ trong thời gian điều trị hoặc có các biện pháp an toàn khi quan hệ.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ các biểu hiện của bệnh lậu cũng như các dấu hiệu, biện pháp phòng ngừa và chữa trị. Nếu có bất kì dấu hiệu nào như ở trên, hãy tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám, chữa trị kịp thời bạn nhé.
CHUỖI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT
Cơ Sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
- Hotline: 0943 108 138 * 028. 7303 1869
- Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)
Cơ Sở 2: 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 0976 856 463 * 028. 7302 1869
- Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)
Cơ Sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM
- Hotline: 0901 386 618 * 028. 7304 1869
- Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)
Email: cskh@galantclinic.com
Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com