Cách chọn kem chống nắng phù hợp với nhu cầu của bạn

Kem chống nắng là thứ không thể thiếu trước khi ra ngoài, vậy bạn có biết cách chọn kem chống nắng đúng cách chưa?

Ánh nắng tác động đến da bạn như thế nào?

Ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho da

Dù ánh nắng mặt trời là một nguồn cung cấp vitamin D dồi dào cho cơ thể chúng ta nhưng cũng đồng thời có thể làm tổn thương làn da và thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.

Ánh nắng mặt trời có chứa hai loại tia cực tím (tia UV) là tia cực tím loại A (UVA) và tia cực tím loại B (UVB). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả hai loại tia cực tím này đều là tác nhân gây ra các tổn thương trên da và ung thư da. Trong đó, UVA là thủ phạm làm da bị cháy nắng, còn UVB sẽ thâm nhập sâu vào da và gây ra những nếp nhăn đáng ghét. Vì thế, bạn cần phải hết sức chú ý bảo vệ làn da của mình khỏi những tổn thương do tia UVA và UVB gây ra.

Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng

  • Để việc chống nắng đạt hiệu quả tối đa, bạn cần bôi kem chống nắng lên da 20 – 30 phút trước khi đi ra ngoài nắng.
  • Sau 2 – 3 giờ, bạn cần bôi lại kem chống nắng, để đảm bảo lớp kem đủ khả năng chống lại các tia tử ngoại. Mỗi loại kem lại có thời gian tác dụng khác nhau, cho nên bạn cần đọc kỹ thông tin của sản phẩm bạn đang sử dụng.
  • Có không ít người nghĩ là chỉ cần bôi kem chống nắng trong những ngày nắng nóng mà không cần sử dụng khi trời mát mẻ, nắng dịu hoặc có nhiều mây. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai. Bởi trên thực tế, chỉ cần có ánh mặt trời là có tia UVA và UVB có thể làm hại da. Do đó, cần bảo vệ da bất cứ khi nào ra ngoài trời có nắng.
  • Tuy kem chống nắng tốt như vậy, nhưng với phụ nữ có thai và đang cho con bú cần phải thận trọng khi sử dụng, nên đọc kỹ các khuyến cáo của từng loại kem.

 

Cách chọn kem chống nắng

Dựa trên chỉ số SPF

chỉ số SPF 30 có ý nghĩa bảo vệ da khỏi 97% tia UVB còn SPF 100 bảo vệ da khỏi 99% tia UVB. Sự chênh lệch lớn giữa 2 mức SPF chỉ tăng phần trăm bảo vệ lên một lượng không đáng kể. Điều bạn nên cân nhắc là các chất hoá học dùng để tăng mức SPF thì lại không tốt như bạn tưởng.

Chúng tôi thường nói với khách hàng của mình rằng, nếu họ nhìn lên tuýp kem chống nắng và thấy một loạt những từ họ không hiểu, hoặc không nhận ra thì có lẽ họ không nên sử dụng sản phẩm đó. FDA Hoa Kỳ đã xem xét vấn đề này vào năm 2012 và hạn chế mức SPF cao nhất cho phép xuống 50+.

Hãy nhớ rằng SPF cho ta thấy chỉ số đo lường về khả năng chống tia UVB. Những chỉ số SPF cao ngất khiến người dùng nghĩ rằng họ có thể ở ngoài trời lâu hơn mức độ cho phép. SPF không thể bảo vệ da trước tia UVA. Chính UVA mới là nguyên nhân dẫn tới tổn thương da và những dạng ung thư da nghiêm trọng hơn.

Chọn kem chống nắng phổ rộng UVA và UVB

Tham khảo thêm: Cách làm hoa giấy nghệ thuật đơn giản, bạn nên đọc

Nên chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Để chọn được loại kem chống nắng tối ưu cho làn da của bạn, ngoài việc quan tâm đến chỉ số, bạn cũng cần biết đặc tính của loại kem chống nắng này.

cách chọn kem chống nắng

Kem chống nắng vật lý – cách chọn kem chống nắng

Nguyên lý hoạt động: tạo lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da được. Kem nằm trên bề mặt da như một lớp áo, một bức tường có khả năng phản xạ lại tia cực tím. Thành phần chính của KCNVL là là Zinc oxide và Titanium dioxide.

Ưu điểm: Rất lành cho da, ít gây kích ứng và bền vững dưới nắng.

Kem chống nắng hoá học

Nguyên lý hoạt động: hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV, chúng sẽ tự xử lí và phân hủy, phóng thích tia UV trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da . Thành phần chính của nó là: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone… Nhưng bạn chẳng cần nhớ đâu. Cách đơn giản nhất để nhận biết đó là nhìn xem trong thành phần có Zinc Oxide và Titanium Dioxide không, nếu có thì đó là kem chống nắng vật lý, không có thì là kem chống nắng hóa học.

Ưu điểm: thấm nhanh vào da, không làm da bạn bóng dầu và trắng xóa.

Khả năng lâu trôi và tránh nước – cách chọn kem chống nắng

Có 3 mức độ tránh nước của kem chống nắng: không tránh nước, tránh nước (40 phút) và tránh nước (80 phút). Chúng ta đã quá quen thuộc với cụm từ “không trôi” trên bao bì sản phẩm. FDA Hoa Kỳ đã nghiêm cấm sử dụng các cụm từ đó. Hiện giờ đã có rất nhiều các bài kiểm nghiệm khác nhau. Hãy nhớ rằng, nếu như bạn đi biển, hoặc tắm tại bể bơi, bạn cần bôi lại kem chống nắng khi lên bờ. Và để duy trì mức SPF của kem chống nắng, bạn cần phải bôi lại hai tiếng một lần.

Kem chống nắng dạng xịt và khăn lau – cách chọn kem chống nắng

Rất nhiều người thích sử dụng bình xịt và khăn lau vì sự tiện lợi của chúng. Tuy vậy, lại có một số vấn đề khi sử dụng chúng.

My My – Tổng hợp và chỉnh sửa

(Nguồn tham khảo: hellobacsi.com, vinmec.com, graceskinclinic.com,…)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top