“ Nghệ thuật thứ 7” là tên gọi dành cho điện ảnh, mặc dù thỉnh thoảng vẫn gặp trên báo chí tên gọi này, tuy nhiên rất ít người biết về nguồn gốc của nó. Mười năm trở lại đây lác đác xảy ra một số tài liệu giải thích rằng: “Sở dĩ gọi điện ảnh là nghệ thuật thứ bảy vì nó ra đời sau 6 nghệ thuật có trước nó”.
Vậy 6 nghệ thuật có trước nó là những nghệ thuật gì? Đáng chú ý không ai cho biết xuất xứ của tên gọi “Nghệ thuật thứ bảy”.
Table of Contents
1. Nghệ thuật thứ 7 theo quan điểm Ricciotto Canudo
Người đầu tiên sử dụng cụm từ “Nghệ thuật thứ 7” là Ricciotto Canudo (1879 – 1923). Ông là người Pháp gốc Ý, là nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch, nhà nghiên cứu văn học và nghệ thuật. Cụm từ “Nghệ thuật thứ bảy” được ông dùng không phải để đặt tên cho điện ảnh mà dùng nó khi viết về điện ảnh trong lúc nghiên cứu thuộc tính và mối quan hệ của các kiểu hình nghệ thuật. Lúc đầu ông còn chưa dùng cụm từ “nghệ thuật thứ bảy” mà sử dụng cụm từ “ nghệ thuật thứ sáu” để chỉ điện ảnh.
Năm 1911 ông cho đăng bài “Sự ra đời của nghệ thuật thứ sáu – Tiểu luận về điện ảnh”, trong đó ông bỏ “Thơ” ra, chỉ phân tích thuộc tính của 5 nghệ thuật và điện ảnh được ông gọi là nghệ thuật thứ sáu. Về sau, trong lúc hoàn thiện lý luận của mình, ông đã đưa “Thơ” trở lại và năm 1923 ông xuất bản công trình “Tuyên ngôn của bảy nghệ thuật”.
2. Nghệ thuật thứ 7 theo quan điểm Jean Epstein
Jean Epstein cho rằng có hai nghệ thuật chính là Kiến trúc và Âm nhạc. Kiến trúc có hai nghệ thuật phù trợ là Điêu khắc và Hội họa, hình thành một nhóm. Âm nhạc có hai nghệ thuật phù trợ là Thơ và Múa, hình thành một nhóm.
Hai nhóm nghệ thuật này có những tính chất không giống nhau. Nhóm I có 3 tính chất: đó là nghệ thuật không gian, là nghệ thuật tĩnh và là nghệ thuật tạo hình. Còn nhóm II có 3 tính chất: đó là nghệ thuật thời gian, là nghệ thuật động và là nghệ thuật tiết tấu.
Có thể thấy rằng trong nghiên cứu của mình, khi chọn ra 6 nghệ thuật để phân tích, ông không tùy tiện chọn ra 6 nghệ thuật nào cũng được.
3. Nghệ thuật thứ 7 theo xã hội hiện đại
Điện ảnh không chỉ có một tên gọi là “Nghệ thuật thứ bảy”. Một vài người còn đặt cho điện ảnh những tên khác nữa. Đạo diễn điện ảnh Pháp Abel Gance (1889 – 1981) gọi điện ảnh là “ Nghệ thuật thứ sáu”. Nhà phê bình Emile Viyermose của tạp chí Temps gọi là “Nghệ thuật thứ năm” . Còn đạo diễn điện ảnh Jean Cocteau ( 1889 – 1963) thì gọi điện ảnh là “Nàng Thơ Thứ Mười”.
Đã bao thế kỷ trôi qua, cho đến ngày nay, đối với toàn bộ các dân tộc trên trái đất này, hai nghệ thuật (chính) với bốn nghệ thuật phù trợ vẫn không thay đổi. Cái còn được gọi là tiến triển của nghệ thuật chỉ là cách chơi chữ khó hiểu mà thôi.
Ngày nay chúng ta biết tổng hợp một cách thần kỳ vô vàn kinh nghiệm của con người. Chúng ta biết kết hợp Khoa học và Nghệ thuật để kiểm soát và cố định nhịp điệu của ánh sáng. Sự kết hợp đó được gọi là Điện Ảnh Nghệ thuật thứ 7”.
Lời kết
Danh xưngmôn thứ 7 dành cho điện ảnh chính thức có từ năm 1923 và môn nghệ thuật thứ 7 dành cho điện ảnh luôn là một danh xưng xứng đáng bởi điện ảnh là loại hình nghệ thuật độc nhất có khả năng tổng hợp tính chất của 6 môn nghệ thuật trên một cách tốt đẹp nhất.
Xem thêm: https://nghethuat.vn/nhung-phan-mem-thiet-ke-do-hoa-can-biet/
Hảo Hảo – Tổng hợp, chỉnh sửa
(Nguồn tổng hợp: redsvn, tapchi247, lazi)