Nhiếp ảnh và những điều cần biết

Nhiếp ảnh là lĩnh vực vô cùng quen thuộc với cuộc sống hiện đại. Nhưng bạn đã thực sự hiểu hết về nhiếp ảnh? Cùng Nghethuat.com tìm hiểu thêm về chủ đề thú vị này nhé!

1. Nhiếp ảnh là gì?

Đây là quá trình tạo ra tác phẩm  nghệ thuật tạo ra hình ảnh nhờ vào ánh sáng. Bằng một thiết bị nào đó để lưu giữ lại khoảnh khắc mà bạn vô tình thấy được hay là chuẩn bị trước. Vật thể được ánh sáng phản chiếu thông qua phim nhạy sáng hay cảm biến.

Giúp cho mọi người nhìn nhận được thế giới xung quanh bạn cũng như nó ghi lại một phần của cuộc sống. Hầu như trong đời ai cũng từng một lần được chụp hình cũng  như làm người chụp hình.

Hiện nay  còn được hỗ trợ thêm về phần chỉnh sửa hậu kỳ nên việc tạo ra một bức ảnh đẹp khá là dễ dàng  và lưu giữ khoảnh khắc.

Nhiếp ảnh và những điều cần biết

2. Cách trở thành nhiếp ảnh gia giỏi Có 2 hướng đó là chụp hình vì đam mê và thứ 2 là chụp hình đó là nghề kiếm sống. Dĩ nhiên là có thể 1 người có cả 2 trường hợp trên.

Có một điều cần lưu ý dù là vì niềm vui hay kiếm sống thì cũng phải biết qua các kỹ thuật cơ bản cũng như thông số của máy, cách thiết lập các thông số tùy vào mỗi môi trường, thời điểm và địa điểm khác nhau.

Và sau đó nếu có thể có thể học thêm một vài phần mềm để chỉnh sửa hình ảnh giúp hình lung linh hơn. Trước khi đạt một mức độ nào đó trong nghề thì lúc mới vào nghề bạn nên đi chụp thử, tham gia các nhóm chụp và chỉnh sửa ảnh hay là tham gia một khóa học nào đó rồi mới tính đến chuyện đi chụp hình kiếm tiền.

3.  Học Gì để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Bổ sung kiến thức 

Bổ sung kiến thức về nhiếp ảnh là gì? Có rất nhiều những mảng kiến thức khác nhau mà bạn cần có để trở thành nhiếp ảnh gia. Bạn cần có kiến thức về máy ảnh, công nghệ máy ảnh, ánh sáng, màu sắc, phối cảnh, bố cục…

Kiến thức về máy ảnh

Máy ảnh là công cụ tác nghiệp không thể thiếu. Bạn cần hiểu biết một cách sâu sắc và thấu đáo về máy ảnh. Ngoài việc học về cách sử dụng và sử dụng thành thạo máy ảnh. Bạn còn cần học thêm về cấu tạo của máy, ống kính, thay thế sửa chữa máy.

Công nghệ máy ảnh

Đối với nghề này, công nghệ máy được cập nhật liên tục. Bạn là một nhiếp ảnh gia bạn cũng cần phải  cập nhật những kiến thức và công nghệ này.

Kiến thức về chụp ảnh

Bạn sẽ chẳng thể nào có các bức ảnh đẹp nếu bạn không học những kiến thức về chụp ảnh. Những kiến thức như ánh sáng, màu sắc, phối cảnh, góc chụp… quyết định đến vẻ đẹp của bức ảnh mà bạn tác nghiệp.

Nhiếp ảnh và những điều cần biết

Đầu tư thiết bị phù hợp

Đối với nghề này, có vô số các dòng máy ảnh, và thiết bị hỗ trợ. bạn không thể nào mua tất cả các thiết bị được. Mỗi dòng máy, mỗi loại ống kính đều có những ưu nhược điểm riêng.

Đôi khi tiền không phải là vấn đề mấu chốt. Có những công việc chỉ phù hợp với những dòng máy nhất định mà thôi. Những dòng máy đắt tiền chưa chắc đã là sự lựa chọn hoàn hảo.

Học phần mềm chỉnh sửa ảnh

Sẽ thật là thiếu sót nếu như nói nhiếp ảnh gia là những người chỉ biết chụp ảnh. Ngoài việc họ là những những người có kỹ năng chụp ảnh ; họ còn là những người chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp, bạn cần học photoshop và lightroom. Đây là 2 trong số các phần mềm chỉnh sửa và quản lý hình ảnh nổi tiếng nhất hiện nay.

4. Các thể loại nhiếp ảnh thường thấy

Cùng với sự ra đời của máy ảnh, kéo theo đó là những thể loại nhiếp ảnh được phát triển và phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Nhiếp ảnh thương mại

Nhiếp ảnh thương mại thường là chụp ảnh quảng cáo, chụp ảnh sản phẩm. Mỗi một nhiếp ảnh gia đều giống như một doanh nghiệp với sản phẩm và dịch vụ của mình là những bức ảnh.

Nhiếp ảnh gia

Nhiếp ảnh phóng sự

Nhiếp ảnh truyền thông còn được chia thành 3 nhánh: phóng sự ảnh, kể chuyện qua ảnh và bộ sưu tập ảnh.

Nhiếp ảnh nghệ thuật.

Giống với tên gọi, những người sử dụng thể loại nhiếp ảnh nghệ thuật thường là nghệ sĩ mang một tâm hồn đa cảm. Mỗi một bức hình đều truyền tải những cảm xúc, suy ngẫm hoặc một thông điệp nào đó.

Nhiếp ảnh

3. Kết luận

Như vậy Nghethuat.com vừa cùng các bạn tìm hiểu về nhiếp ảnh là gì? Cũng như giúp các bạn đi trả lời câu hỏi về nghề này, những yếu tố giúp bạn trở thành nhiếp ảnh gia. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:Tất tần tật về ngành Thiết kế đồ họa,Nguyên tắc bố trí bố cục trong thiết kế đồ họa mới nhất 2020

(Hảo Hảo – Tổng hợp, chỉnh sửa

Nguồn tổng hợp: vuanhiepanh,tuhocdohoa,aphoto)

Scroll to Top