Tranh thủy mặc đã có từ cổ chí kim và phát triển nở rộ vào thời phong kiến ở Trung Quốc, được mệnh danh là Quốc họa của Trung Hoa. Từ khi biết dùng bút lông để viết chữ, các họa sỹ Trung Quốc cổ xưa đã nhanh chóng khám phá ra được kỹ thuật cầm bút và sử dụng bút một cách linh hoạt, uyển chuyển, biết cách nhấn nhá, tô vẽ và lợi dụng nét ảo diệu của bút lông để tạo nên những bức tranh thủy mặc lộng lẫy
Table of Contents
1. Tranh thủy mặc là gì?
Tranh thủy mặc hay tranh thủy mạc, là một loại hình hội họa khởi nguồn từ Trung Quốc. Thủy là nước, mặc là mực. Tranh thủy mặc được vẽ bằng mực nước, hay còn gọi là mực tàu trên giấy (thường là giấy xuyến chỉ) hoặc lụa. Tranh thủy mặc là loại hình phát triển cùng với nghệ thuật thư pháp Trung Hoa.
Các chủ đề chính trong tranh thường là cây cối, hoa, phong cảnh, chim thú, người… và thường kèm theo thơ chữ Hán. Thật ra, đây là nền nghệ thuật có phong cách riêng, là sự tổng hợp giữa thơ, thư, họa và dấu ấn, là một sự tổng hợp giữa nội dung ý nghĩa, kiến thức và tâm hồn, làm xao xuyến biết bao thế hệ người mê tranh.
2. Yêu cầu khi vẽ tranh thủy mặc
Có thể nói, cây bút lông và nghiên mực nho có sức biểu hiện vô cùng to lớn, hướng người xem đến với góc độ thẩm mỹ .Một tác phẩm thủy mặc tốt, yếu tố đầu tiên là công cụ phải tốt. Công cụ đó bao gồm giấy, bút, mực, nghiên, nó là cơ để để giúp cho mỗi người họa sĩ thể hiện được độ sâu của tác phẩm.
Về phương pháp vẽ tranh
Kỹ thuật cầm bút, xử lý màu sắc, đòi hỏi mỗi người họa sĩ phải biết cách phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển những khi muốn thể hiện nội dung của tác phẩm.
Từng đường nét, từng chi tiết uyển chuyển, mềm mại, bay lượn, đậm – nhạt theo từng cảm xúc, ý tưởng của bức tranh đã làm nên một kiệt tác sống động, phóng khoáng và chắc chắn rằng khó có loại tranh nào có thể làm được điều này.
Bố cục tranh
Bố cục của tranh khá công phu, mức độ tương thích giữa chủ cảnh và phối cảnh, phân phân bố thật khéo léo, có con mắt thẩm mỹ, bài trí phù hợp sẽ giúp cho tổng quan cảnh vật trong tác phẩm được cân bằng.
Tinh thần của người vẽ tranh: Muốn kiệt tác của mình có cả bề dày và chiều sâu thì đòi hỏi những người họa sĩ phải luôn luôn tu dưỡng không chỉ về kỹ thuật, kỹ xảo tạo hình từ chiếc bút mà còn phải có chiều sâu ở tâm hồn, đạo đức cao thượng.
Các trường phái vẽ tranh thủy mặc
Phong cách hội họa thì tranh thủy mặc Trung Quốc được chia làm 2 dạng: tranh màu tả thực và tranh thủy mặc ngụ ý với những nét chấm phá truyền thần.
Tranh tả thực là lối vẽ hết sức chi tiết, giống với thực tế, ở Việt Nam được gọi là công bút. Tranh thủy mặc ngụ ý được vẽ với những đường nét đơn giản, phác họa nên chất liệu và ngụ ý của cảnh vật.
3. Công cụ vẽ tranh thủy mặc
Loại tranh này được vẽ bằng bút lông, dùng thuốc nước hoặc mực nho trên giấy xuyến chỉ. Họa sĩ vẽ thủy mặc phải hơn cả một võ sư, tích đủ nội công lại đầy cảm xúc, ý tưởng rồi mới hạ bút. Sắc màu của mực đậm hay nhạt tùy vào nét bút đưa đường nét và tạo hình thế nào, tạo ra thay đổi bất ngờ.
4. Phải thưởng thức tranh thủy mặc như thế nào?
Muốn thưởng thức và đánh giá một bức tranh này, chạm trán trước tiên với người xem là màu sắc và cảnh vật trong tranh, tất nhiên đòi hỏi kỹ thuật, kỹ xảo của tác giả trình bày sao cho vẽ cái gì giống cái đó như núi cao thì hùng vĩ, con vật thì khả ái, hoa lá thì tươi đẹp…
Tuy nhiên tác giả còn phải có bút pháp nghệ thuật, nhằm lột tả ngụ ý sâu xa, giúp người xem khám phá và cảm nhận dần dần được tinh, khí, thần sâu lắng nội tại của bức tranh. Ví dụ, cây trúc (khúc mắt, thẳng đứng) biểu trưng của khí tiết khiêm tốn, bất khuất cao thượng của người quân tử; hoa mẫu đơn (vốn chỉ dành cho vua chúa) đại diện mơ ước cho giàu sang phú quý…
5. Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về dòng tranh thủy mặc mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng tranh độc đáo này.
Xem thêm: Tô điểm không gian sống bằng tranh phong cảnh Lưu Thủy Sinh Tài, Những hiểu biết về tranh sơn dầu
(Hảo Hảo – Tổng hợp, chỉnh sửa
Nguồn tổng hợp: designs,tranh-thuy-mac, tuhoctiengtrung)