Bạn thích phong cách hiện đại nhưng lại mang nét dân tộc, mang hơi ấm gia đình? Hãy cùng Nghethuat.vn tìm hiểu Phong cách đông Dương ngay nào
Table of Contents
1. Phong cách Đông Dương là gì?
Phong cách Đông Dương – Indochine Style tinh tế trong các sử dụng ánh sáng
Indochina (tiếng Pháp là Indochine) là các nước thuộc bán đảo Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Malaysia. Bán đảo Đông Dương còn được gọi là bán đảo Trung-Ấn, là nơi giao thoa giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Indochine Style chịu ảnh hưởng từ hai nền văn hóa lớn của nhân loại: Trung Quốc và Ấn Độ. Phong cách Đông Dương tại Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa bởi 1000 năm đô hộ, Lào và Campuchia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
2. Nét đặc trưng của phong cách Đông Dương
2.1 Nội thất gỗ
Kiến trúc theo “phong cách Đông Dương” là loại kiến trúc do người Pháp ở nước ta sáng tác. Những kiến trúc và phong cách nội thất mang từ Pháp sang bộc lộ nhiều bất cập sau một số năm, đặc biệt là không phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, gió mạnh… cũng như tập quán sinh hoạt, truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan Việt Nam. Do vậy, các kiến trúc sư Pháp đã thay đổi để phù hợp với từng bản địa.
2.2 Nội thất vẫn mang dấu ấn bản địa với bình gốm xanh, gạch bông…
Ngày nay, chúng ta vẫn gặp phong cách kiến trúc, nội thấy Indochine trên những con phố, góc nhà phố cổ Hà Nội, Hội An, Huế. Vận dụng Indochine Style thực sự đòi hỏi con mắt thẩm mỹ tinh tế, kết hợp giữa kiến trúc (gạch lát sàn, không gian phòng và màu sơn) với nội thất (đồ gỗ giường, tủ) cùng với ánh sáng tự nhiên vào căn phòng.
2.3 Đặc trưng sử dụng tông màu ấm như đỏ son, vàng nâu
Những họa tiết dân tộc như con tiện, kỷ hà, phù điêu… kết hợp với giường tủ bằng gỗ, đồ gốm sứ họa tiết, gạch bông, mây tre cói…, sử dụng màu sắc ấm như đỏ son, vàng nâu là một đặc trưng cho phong cách nội thất này. Chỉ một góc nhà tường sơn màu vàng kem đơn giản kết hợp cùng đồ nội thất mang đường nét Indochine như chiếc ghế đẩu gỗ, bình hoa sứ xanh, gạch bông đã gợi nhắc một nét hoài cổ vô cùng quyến rũ.
Phong cách nội thất Indochine, hoặc phong cách Đông Dương do người Pháp thế kỷ 20 sáng tạo dựa trên sự kết hợp của kiến trúc Pháp với văn hoá và địa lý ở Việt Nam. Nói cách khác, thì người Pháp du nhập kiến trúc thiết kế của họ nhưng thay đổi một chút để hoà hợp với văn hoá phương Đông (hay các nước Đông Dương).
2.4 Hoạ tiết
Đó là hoạ tiết kỷ hà, hoạ tiết hình chữ nhật hoặc tĩnh vật. Kỷ hà đơn giản là sự lồng xếp nhiều hình tam giác/ hình thoi hoặc đường cong/ đường tròn với nhau, có thể hoặc không theo quy tắc nào cả. Những hoạ tiết này được dùng để trang trí cho tường, dầm xà, vách ngăn và các vật trang trí khác.
* Họa tiết Kỉ Hà
Họa tiết mắc lưới hình thoi, dài ngắn khác nhau, cạnh thẳng hơi cong nhẹ, họa tiết mắc lưới lục giác giống vảy trên mai rùa. Họa tiết mắc lưới không đều. Họa tiết mắc lưới tam giác, có hình chữ nhân… Được sử dụng trong các đồ vật trang trí một cách hài hòa.
* Họa tiết hình chữ nhật
Họa tiết gồm các chữ Hán: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ, được cách điệu đơn giản, liền nét theo đường kỷ hà, đan xen chồng lớp, nằm gọn trong một ô vuông hoặc tự do theo nét.
* Họa tiết tĩnh vật
Trái châu (thường thấy ở nóc đền chùa), họa tiết gồm trái châu và hai con rồng cách điệu ở 2 đầu góc mái
Bát bửu: Nhiều hình tĩnh vật, bộ bát bửu thường thấy gồm: quả bầu, quạt, gươm, đàn, quyển sách, bút, cây sao, phất trần
* Họa tiết hoa lá, dây lá, quả
Họa tiết là biểu tượng 4 mùa “Tứ quý” gồm: Tùng, cúc, trúc, mai, sen
* Họa tiết hình thú
Họa tiết cách điệu từ những con vật theo quan niệm của người Việt cổ đem lại những điều may mắn, tốt lành. Họa tiết hình thú không đứng riêng rẽ mà kết hợp với những họa tiết kỷ hà, hồi văn, hình chữ. Họa tiết tứ linh: Long, lân, quy, phượng, họa tiết hình con dơi, con cá, con cọp, con sư tử…
Một số chi tiết khác
* Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam
– Tượng phật: biểu tượng tôn giáo, biểu tượng cho sự bình yên, thanh cao
– Con giống, con rối: những biểu tượng dân gian
– Tứ linh: mô phỏng Long, Lân, Quy, Phụng những con vật mang lại nhiều may mắn
– Hoa sen: có từ thời lý, biểu tượng của sự trong sạch, thanh tịnh của Phật giáo
– Hoa cúc: bình dị, thanh cao, kín đáo và lâu bền
– Bồ đề: cây Bồ đề biểu trưng cho sự đại giác của đức phật
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: happynest.vn, noithattrieugia.vn, housedesign.vn, gominhlong.com,…)