Bạn đã thử tìm hiểu về phong cách cổ điển và tân cổ điển? Bạn có biết sự khác nhau giữa hai phong cách cổ điển và tân cổ điển? Cùng tìm hiểu nhé!
Table of Contents
1. Phong cách thiết kế cổ điển
Là phong cách bắt nguồn từ sau thời kỳ phục hưng Châu Âu, ảnh hưởng bởi kiến trúc La Mã cổ đại và Hy Lạp cổ đại. Có lẽ đây là phong cách thiết kế truyền thống và lâu đời trong giới kiến trúc.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được phong cách thiết kế cổ điển có rất nhiều đường nét tinh xảo và những hoa văn bay bổng bắt mắt và tỉ mỉ. Bố cục và mật độ của những đường nét và hoa văn này được xuất hiện đều đặn trong những căn phòng nhất định để tạo nên đặc điểm của phong cách thiết kế cổ điển này.
Phong cách thiết kế tân cổ điển là phong cách thiết kế hàm chứa nhiều yếu tố hiện đại và sự hài hòa cho nhiều loại hình không gian khác nhau. Vẻ đẹp của phong cách thiết kế tân cổ điển là sự pha trộn theo một tỷ lệ hoàn hảo gợi lên sự sang trọng quyền quý và cảm hứng cho không gian nhưng cũng không kém phần hiện đại và tiện nghi.
Ngoài ra phong cách thiết kế cổ điển được cho là quá rối rắm, rườm rà. Nhưng phong cách thiết kế tân cổ điển lại khắc phục được điều đó, hoa văn trang trí và họa tiết của phong cách thiết kế tân cổ điển không nhiều và đậm chất cổ điển truyền thống, nhưng nó lại có sự kết hợp nhẹ nhàng với nhiều thiết bị hiện đại.
Xem thêm: Thiết kế nội thất là gì và xu hướng năm 2020 như thế nào?
2. Phong cách tân cổ điển
2.1 Phong cách tân cổ điển là gì?
2.2 Nguồn gốc và sự ra đời
Phong cách tân cổ điển bắt nguồn từ phong trào tân cổ điển được khởi xướng vào giữa thế kỉ 18. Đây là một phong cách với đặc trưng chủ yếu là kiến trúc từ thời cổ đại, được xây dựng trên nguyên tắc Vitruvian. Nó đã được trợ thêm cảm hứng nhờ công trình kiến trúc tuyệt đẹp của kiến trúc sư Ý – Andrea Palladio.
Khác với phong cách cổ điển, phong cách tân cổ điển có nhiều nét mới hơn dù vẫn mang sự sang trọng quý phái của kiến trúc xưa nhưng đã được thổi làn gió mới của hiện đại làm cho phong cách này trở nên gần gũi, dễ tiếp cận và phù hợp với nhiều không gian hơn.
2.3 Phong cách thiết kế tân cổ điển là gì?
Phong cách tân cổ điển có nét tương đồng với phong cách cổ điển. Nó có đặc trưng nằm ở sự vĩ đại của quy mô các công trình thiết kế. Thêm vào đó, những không gian nội thất đều được thiết kế trên nguyên tắc Vitruvian, dựa vào tỷ lệ lý tưởng cùng với những dạng hình học đơn giản, sử dụng cột ấn tượng và ưu tiên những bức tường trống. Nó đặc trưng cho kiến trúc La Mã.
2.4 Đặc điểm kiến trúc tân cổ điển
1. Tỷ lệ không gian
Không gian luôn được tính toán kỹ lưỡng và dựa vào tỷ lệ hoàn hảo theo nguyên tắc Vitruvian. C
Phong cách này sẽ tận dụng tối đa những hình học đơn giản cùng những sự đối xứng trong không gian. Chính tỷ lệ này đã tạo nên nét đặc biệt cho tân cổ điển.
Tường sẽ hạn chế đồ vật trang trí và luôn là mảng tường lớn có điểm nhấn ở viền, hoa văn. Không gian ở đây thường sẽ được phân chia thành những mảng riêng biệt có tỷ lệ cân xứng. Sự sang trọng sẽ toát lên từ không gian một cách rất tự nhiên mà cuốn hút đến không cưỡng lại được.
2. Chất liệu cao cấp
Sàn lát đá cẩm thạch, đá hoa cương hay những loại đá có vân đẹp khác cùng với thảm Ba Tư. Những vật dụng ở đây đều được thiết kế thủ công một cách tỉ mỉ và tinh tế. Khi nói đến tân cổ điển chúng ta không thể không nhắc tới chất liệu da, một chất liệu sang trọng nhưng lại rất kén phong cách sử dụng, nhưng với tân cổ điển thì nó lại hợp một cách lạ lùng.
Các loại vải xuất hiện trong không gian sống cũng đều là những loại vải đẹp như lụa tơ tằm, nhung, có hình ảnh nổi bật như thổ cẩm và chất liệu tốt dễ tạo hình như vải lanh. Trong phong cách tân cổ điển, vải thường hay dùng để làm rèm cửa, thảm trải sàn hay khăn trải bàn. Tất cả đều tạo nên nét mềm mại và quý tộc cho không gian sống của bạn.
Gỗ được sử dụng cho phong cách này chủ yếu là gỗ tự nhiên với những loại gỗ nổi tiếng bền chắc và có vân gỗ đẹp như gỗ tần bì, sồi, lim, … bởi nó dễ tạo hình, thuận lợi cho việc tạo những đường cong mềm mại cho bàn ghế hay các họa tiết hoa văn trang trí.
3. Màu sắc sang trọng
Màu sắc chủ yếu trong phong cách tân cổ điển thường là tone màu lạnh, chủ yếu là trắng, kem, xám, xanh dương. Trong không gian ấy những màu sắc nổi bật như đỏ, vàng, nâu trong các chi tiết nội thất sẽ là điểm nhấn tạo nên sự quý phái và thu hút cho không gian.
4. Họa tiết, hoa văn tinh tế
Họa tiết, hoa văn trong phong cách tân cổ điển thường mang hơi hướng hoàng gia, bởi vậy mà những chi tiết cầu kì, bắt mắt thường được ưa chuộng hơn cả.
Trong kiến trúc tân cổ điển, họa tiết thường được sử dụng cho viền tường, cột nhà kể cả cửa. Trong nội thất thì nó xuất hiện ở chân bàn ghế, tủ gỗ, giường,…
5. Ánh sáng
Thường ánh sáng thích hợp với phong cách tân cổ điển sẽ là ánh sáng trắng hoặc vàng bởi nó mang lại cảm giác ấm áp, nhưng cũng không kém phần thanh lịch và sang.