Tìm hiểu về tiêu cự là gì? Tiêu cự là thuật ngữ rất cơ bản trong nhiếp ảnh thể hiện mức độ phóng đại của mỗi ống kính. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Table of Contents
Tìm hiểu về tiêu cự máy ảnh
Tiêu cự của một thấu kính là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm thấu kính.
Mặt của thấu kính có độ cong càng lớn thì tiêu điểm càng gần với thấu kính, tiêu cự càng nhỏ và ngược lại.
Các loại tiêu cự
Vậy thực chất có bao nhiêu loại tiêu cự? Câu trả lời là tiêu cự được chia ra làm 4 loại chính nếu phân loại theo góc chụp.
Tiêu cự nằm giữa 8mm và 24mm (ống kính góc cực rộng)
Ống kính với ưu điểm cho phép người dùng chụp được 180 độ với vùng quan sát siêu rộng. Tuy nhiên, ảnh sẽ bị biến dạng nhiều khi chụp bằng loại ống kính này
Tiêu cự giữa 24mm đến 35mm (ống kính góc rộng – tiêu chuẩn)
Như đã nói ở trên, độ dài tiêu cự càng nhỏ, góc nhìn càng rộng và hiển thị được càng nhiều cảnh. Chính vì lý do này mà loại ống kính này có khả năng lấy nét ổn và cung cấp một góc nhìn rộng. Độ biến dạng ảnh vẫn còn nhưng ít hơn loại ống kính góc cực rộng đã đề cập ở trên.
Tiêu cự từ 35mm đến 70mm (ống kính tiêu chuẩn)
Nếu bạn đang tìm 1 loại tiêu cự phù hợp cho việc chụp chân dung hay ảnh phong cảnh thì đây chắc chắn là lựa chọn an toàn và rộng rãi nhất bởi khả năng cho ra ảnh tương đồng với mắt người và linh hoạt điều chỉnh trường độ.
Tiêu cự từ 70mm đến 300mm trở lên (ống kính Telephoto)
Loại tiêu cự máy ảnh này được coi là lý tưởng với những bạn yêu thích thiên văn vì khả năng chụp chủ thể ở rất xa
Tiêu cự có ảnh hưởng như thế nào đối với việc chụp ảnh?
Tiêu cự là mức độ phóng đại mà ống kính đạt được, nên nó cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc chụp ảnh. Cụ thể, tiêu cự ảnh hưởng đến một số yếu tố sau:
Góc nhìn
Tìm hiểu về tiêu cự độ dài tiêu cự sẽ xác định phạm vi cảnh được thể hiện trên một khung ảnh. Do đó, ống kính có tiêu cự nhỏ (thường gọi là ống kính góc rộng) cho độ sâu trường ảnh rộng. Và ngược lại, ống kính có tiêu cự lớn (hay gọi là ống kính tele) cho độ sâu trường ảnh nhỏ.
Xem thêm Nhiếp ảnh là gì? Sự khác nhau giữa nhiếp ảnh và chụp ảnh
Độ sâu trường ảnh
Tiêu cự ảnh hưởng đến vùng rõ nét của hình ảnh (gọi là độ sâu trường ảnh).
Chẳng hạn, ống kính tele cho độ sâu trường ảnh lớn, nghĩa là ống kính này có thể tập trung vào vật thể ở rất xa.
Góc nhìn
Khi thay đổi tiêu cự thì bạn cũng thay đổi góc nhìn và tỷ lệ hình ảnh khi chụp. Nói một cách dễ hiểu, độ dài tiêu cự nhỏ mang lại góc nhìn rộng, tỷ lệ hình ảnh lớn. Trái lại, độ dài tiêu cự lớn hơn sẽ thu hẹp góc nhìn, giúp phóng to hình ảnh thể hiện một cách chi tiết hơn.
Độ rung
Khi chụp ảnh, bạn không tránh khỏi việc làm cho ảnh chụp bị mờ do rung lắc. Vì thế, sử dụng ống kính có tiêu cự lớn và kĩ thuật chụp ảnh tốt thì hình ảnh sẽ được cải thiện rất nhiều mà không cần phải dùng đến chân máy.
Tiêu cự, độ sâu trưởng ảnh và tốc độ màn chập
Tìm hiểu về tiêu cự với cùng khẩu độ, các ống kính có tiêu cự dài hơn thì cho độ sâu trường ảnh càng nông hơn và khả năng “xóa phông” mịn hơn. Đó là lý do tại sao các ống kính 50mm hay 85mm vẫn được chọn để chụp chân dung thay vì các ống kính 10mm hay 18mm.
Ống kính góc rộng thì cho độ méo từ rìa ảnh đến trung tâm lớn hơn so với các ống kính tele. Điều này lý giải tại sao khi bạn chụp cảnh ở tiêu cự 10mm, bạn cảm thấy chủ thể của mình bị biến dạng. Trên các phần mềm chỉnh sửa ảnh như PTS hay Lightroom đã có sẵn các công cụ để điều chỉnh lại với từng ống kính khác nhau.
Để tránh ảnh bị rung, mỗi ống kính bạn lại cần điều chỉnh tốc độ màn chập cho phù hợp. Một mẹo mà các nhiếp ảnh gia vẫn thường sử dụng là tiêu cự bao nhiêu thì tốc độ màn chập bấy nhiêu. Ví dụ với một ống kính 50mm, tốc độ màn chập “an toàn” là 1/50s, 200mm thì tốc độ màn chập an toàn là 1/200s. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào chủ thể bạn muốn chụp, tùy điều kiện và kỹ năng cầm máy. Nhưng dù sao đó cũng là mẹo rất hữu ích bạn nên nhớ để tránh bị rung khi chụp ảnh.
Qua bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn tìm hiểu về tiêu cự là gì? Phân loại tiêu cự máy ảnh. Hy vọng bài viết sẽ mang tới các bạn nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Vũ Thơm – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo nguồn: (www.dienmayxanh.com, binhminhdigital.com,…)