Bạn đã có dịp tham quan những kiến trúc cổ ở Hà Nội chưa? Đây còn được xem là những công trình kiến trúc tiêu biểu của nước ta.
Table of Contents
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc tại địa chỉ số 58 phố Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa.
Công trình này được xây dựng năm 1070 dưới triều nhà Lý, đây được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta, đây cũng là nơi đặt nền móng cho nền giáo dục nước nhà trong suốt chiều dài lịch trải qua nhiều triều đại và hiện nay Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là nơi để lưu giữ cũng như nơi tôn vinh sự học của nước ta.
Ngày 1/7/2013 Khuê Văn Các nằm trong quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính thức trở thành biểu tưởng của thủ đô Hà Nội. Đây đã, đang và sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, học hỏi.
Nhà hát Lớn Hà Nội
Đây là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, gần hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.
So với các nhà hát ở TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng, Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của TP Hà Nội.
Nhà thờ lớn Hà Nội (phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) khánh thành năm 1887, được xây dựng theo khuôn mẫu các nhà thờ ở châu Âu.
Nhà thờ có chiều dài 79m, chiều rộng 28,5m và 2 tháp chuông cao 64,5m với những trụ đá to nặng 4 góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.
Đến nay, nhà thờ lớn Hà Nội không chỉ là nơi hành lễ của các tín đồ Công giáo mà còn là điểm đến khó có thể bỏ qua của nhiều du khách khi đến Hà Nội.
Cầu Long Biên – Kiến trúc cổ ở Hà Nội
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Ô Quan Chưởng – Kiến trúc cổ ở Hà Nội
Ô Quan Chưởng là tên người dân đặt để tưởng nhớ công lao và sự hy sinh anh dũng của viên quan Chưởng Cơ – chỉ huy vệ binh đã cùng 100 binh lính nhà Nguyễn chiến đấu chống Pháp khi chúng đánh vào thành Hà Nội vào năm 1873 qua cửa ô Đông Hà.
Nơi này còn gọi là ô Đông Hà, cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long. Công trình được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ mười (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên đến nay.
Hồ Gươm – Kiến trúc cổ ở Hà Nội
Hồ Gươm còn có tên gọi khác là hồ Lục Thủy hay hồ Hoàn Kiếm nằm tại phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, đây được coi là trái tim của thủ đô Hà Nội.
Những di tích gắn liền với hồ Gươm là đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Bút, tháp Hòa Phong, đền thờ vua Lê, tượng đài Lý Thái Tổ.
Không quá lời khi giới thiệu về Hồ Gươm, hồ nước sở hữu vị trí đắc địa nhất Thủ đô khi nằm ngay ở trung tâm quận Hoàn Kiếm.
Hồ là một phân lưu của sông Hồng, kết nối giữa ba khu phố lớn là Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng và Hàng Khay. Từ vị trí này, du khách có thể dễ dàng di chuyển sang các con khố khác như: Hàng Đào, Hàng Ngang, Lương Văn Can, Cầu Gỗ, Lò Sũ,… Xa hơn một chút, bạn còn đến được với Tràng Tiền, Tràng Thi, Hàng Bài, Nhà Thờ,…
Chùa Trấn Quốc – Kiến trúc cổ ở Hà Nội
Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên đường Thanh Niên, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Khai Quốc được xây dựng dưới thời vua Lý Nam Đế (544 – 548), đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Chùa tọa lạc trên một đảo nhỏ nằm ở phía Đông Bắc Hồ Tây. Đây từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.
Chùa Một Cột
Lời kết
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: tikibook.com, toplist.vn, baoxaydung.com.vn,…)